Khóa vô lăng ô tô là tình trạng vô lăng bị khóa cứng, không thể xoay chuyển. Tình huống này rất thường gặp ở với những người lần đầu sử dụng xe, nhất là dùng các dòng xe như Kia Morning, Hyundai i10, Toyota Vios, Toyota Innova, Toyota Camry, Mazda 3…
Nguyên nhân ô tô bị khóa vô lăng
Nguyên nhân đa phần là do cố ý xoay vô lăng sau khi xe đã tắt máy. Thường gặp nhất là cố xoay vô lăng chỉnh lại bánh xe cho thẳng sau khi đã đỗ xe và tắt máy.
Tự khóa cứng vô lăng khi tắt máy xe thật ra là một tính năng chống trộm mà các hãng sản xuất trang bị cho xe ô tô. Cụ thể, nếu động cơ đã tắt thì bơm trợ lực cũng không hoạt động nên vô lăng sẽ bị khóa cứng. Bạn có thể yên tâm vi vô lăng khóa sẽ không hề gây ảnh hưởng hay hư hại gì đến hệ thống lái của xe.
Cách mở khóa vô lăng ô tô
Tuy tính năng khóa vô lăng xe rất hữu ích trong một số trường hợp nhất định nhưng về tổng thể thì khi xảy ra hiện tượng này sẽ cản trở và gây khó khăn cho tài xế. Cách khắc phục đơn giản nhất là chỉ cần khởi động lại máy thì vô lăng tự động sẽ được mở. Để tránh hiện tượng này, trước khi dừng/đỗ xe, tài xế cần kéo phanh tay, nhả vô lăng, cài số về P và tắt động cơ. Sau đó, không chạm vào vô lăng cho đến khi sẵn sàng khởi động lại động cơ.
Nổ máy xe là một trong những cách đầu tiên để mở khóa ô tô. (Ảnh minh họa).
Tuy nhiên, cũng có thể ổ khóa vô lăng của xe bạn đã bị hư hỏng và cần sửa chữa, lúc đó bạn cần phải nhờ đến sự giúp đỡ của dịch vụ sửa khóa ô tô chuyên nghiệp để đảm bảo chất lượng tốt nhất.
Có một trường hợp dễ bị nhầm với khóa vô lăng đó là tay lái nặng. Đây là vấn đề hay gặp phải của các dòng xe sử dụng hệ thống trợ lực điện. Nếu tắt máy, bộ phận bơm dầu chuyên hỗ trợ hệ thống lái và phanh không thể tiếp nhận được năng lượng. Do đó, tay lái sẽ trở nên nặng hơn và nhất là người có lực tay yếu thường khó đánh lái.